Ghe Thuyền
Home ] Lịch Sử Thuyền Bè ] [ Bộ Phận Thuyền Bè ] Từ TàuThuyền Trong TựĐiển ] Thuyền Hạ Long ] Thuyền Ninh Bình 1 ] Thuyền Ninh Bình 2 ] Bài Vè Thủy Trình ] ThuyềnMáy HơiNước ] Petrus Ký&VănHoá Thuyền ] ThuyềnNan CổĐịnh ] Thuyền ViệtNam Italian ]

 

Những Bộ-Phận Thuyền Việt-Nam bằng hình


Tài-liệu phụ để tham-khảo

- Tên bộ-phận thuyền Trung-Hoa -

Thuyền gỗ gồm các bộ phận chính như sau:

- Sống chính ngoài, còn gọi là Long Cốt, Ky, La Ký hay sống dưới đáy.

- Gỗ ốp sống chính: Long cốt giã, thanh đệm sống đáy.

- Cong gian có: cong đáy, cong hông, cong đứng còn gọi là đà, cong giang, sườn.

- Sống dọc đáy: sống tử phụ, thanh dọc đáy.

- Cánh sống chính, còn gọi là sống nằm, ky nằm.

- Sống dọc hông, dọc mạn, dọc nách, ván bia boong (ván mép boong, lá mái), thanh chống va (tài cán), sống mũi (lô mũi), sống đuôi (lô lái), ván vỏ hay gọi là ván bao v.v…

Bí quyết trong đóng tàu thuyền gỗ để có độ bền chắc và đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cao là:

- Sống chính ngoài phải là một cây gỗ hoàn chỉnh, càng dài càng tốt, được cây gỗ dài 13 - 14m là rất quý, nếu phải nối thì mồi nối phải tránh chỗ bệ máy và hai đầu miệng khoang, kiêng nối nhiều đoạn (3 đoạn trở lên).

- Sống chính trong phải chạy dài từ mũi đến lái, nối liền với các kết cấu xung quang sống mũi, sống đuôi.

- Cong gian: gỗ cong gian có góc tròn, phải dùng các gỗ cong thiên nhiên. Nếu thiếu gỗ cong phải dùng nhiều khúc nối lại với nhau, nhưng phải tránh gỗ ngang thớ. Hai cánh cong gian phải làm bằng cùng một loại gỗ để trọng lượng phân bố đồng đều, tàu thuyền khỏi bị nghiêng ngang.

- Ván bọc (vỏ thuyền) để ghép dọc theo khung tàu thuyền đòi hỏi phải cong hình vỏ đỗ và vặn ốp lên cả hai đầu mũi và đuôi thuyền, do đó phải dùng phương pháp đốt lửa hơ nóng gỗ và uốn ép gỗ khá đặc biệt. Đây là công khá phức tạp, đòi hỏi tài năng song người thợ đóng thuyền Trung Kiên làm rất giỏi.

Sau khi lắp ghép xong các bộ phận và vỏ tàu thuyền, phải bào sửa để đảm bảo bộ cong đều và nhẵn. Tất cả các bộ phận lắp ghép, khe rãnh, ke hỡ, vỏ đều phải được xảm trét kỹ bằng sợi phoi tre trộn luyện với hố vôi hàu, dầu, nhựa thông pha chế theo đúng liều lượng qui định. Các đầu bu lông, đinh đều được quấn túp luyện với hồ hoặc bịt bằng nhựa đường nóng chảy rót vào.

Tàu thuyền sau khi xảm xong thì ít nhất cũng phải thui đốt phần vỏ tàu từ mớn nước trở xuống. Trước kia tàu thuyền gỗ được thui đốt bằng bổi, lá thông… một tháng 1 lần. Nay người ta không thui đốt nữa, mà dùng sơn đặc biệt chồng hà để sơn (một năm sơn 1 lần). Việc sơn vỏ thuyền chống hà được tiến hành cách 2 giờ trước khi hạ thuỷ tàu thuyền xuống nước, nếu sơn sớm hơn thì sẽ kém tác dụng

Đào Tam Tỉnh, Nguyễn Doãn Hương. Làng nghề đóng thuyền Trung Kiên (Nghi Lộc) http://vanhoanghean.com.vn/dat-va-nguoi-xu-nghe/dat-nuoc-xu-nghe/2026-lang-nghe-dong-thuyen-trung-kien-nghi-loc.html

 

Free Web Hosting