Ghe Thuyền
Home ] Lịch Sử Thuyền Bè ] Bộ Phận Thuyền Bè ] Từ TàuThuyền Trong TựĐiển ] Thuyền Hạ Long ] Thuyền Ninh Bình 1 ] Thuyền Ninh Bình 2 ] Bài Vè Thủy Trình ] ThuyềnMáy HơiNước ] Petrus Ký&VănHoá Thuyền ] [ ThuyềnNan CổĐịnh ] Thuyền ViệtNam Italian ]

 

Thuyền Nan Cổ Định, Ninh Bình

THUYỀN NAN

VÙNG QUÊ NHO QUAN – GIA VIỄN – NINH BÌNH

Trần Ngọc Thụ

Vật liệu chính ca thuyền nan (TN) là tre, nứa, vỏ cây sắn thuyền, ngày nay dùng thêm nhựa đường, mùn cưa, vôi bột, cát….

Kích thước thuyền nan to – nhỏ tính theo chiều dài của thuyền (1 thước ta tương ứng với 40 cm). Thuyền nan 9 thước = 3,6m. Ta thường nói thuyền đi được 4 người, 5 hay 6 người – có thể hiểu sứ c chở 2 tạ; 2,5 tạ; 3 tạ. Thuyền nan chỉ sử dụng đi lại trong đồng, ra sông trong phạm vi nội hạt. Thuyền lớn nhất 12 thước, nhỏ nhất là 6 thước (tức thuyền lớn 4,8 m; thuyền nhỏ 2,4m. Loại nhỏ nhất gọi là thuyền câu.

* Ưu thế:

- Vật liệu tại chỗ.

- Vật liệu nhẹ bảo quản vận chuyển dễ dàng.

- Thợ đan – đóng là người địa phương.

- Độ bền 5 đến 7 năm – có thể lâu hơn.

 

CUNG ĐOẠN ĐAN THUYỀN.

1.      Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ, phương tiện.

2.      Làm nan – đan, phơi mê, dồn nan dọc sau khi khô.

3.      Cạp thuyền: xuống lò, buộc cạp; ra thang – gióng, vào khiếu; đóng xạp, rỉ….

4.      Sắn thuyền –  thả (hạ thủy) tưới nước trong ngoài đủ độ ẩm cần thiết để thuyền ổn định kết cấu. Thời gian này cần 7 đến 10 ngày mới sử dụng.

5.      Các việc phụ: Cọc dầm (cọc chèo); dầm (mái chèo); sào đẩy; mái che mưa nắng nếu cần.

 

QUY TRÌNH ĐAN THUYỀN NAN.

Dự kiến tính cho thuyền 9 thước = 3,6 m (dạng phổ thông). Từ đây suy ra khi cần làm các loại thuyền 6 thước đến 12 thước (từ loại 2,4m đến loại 4,8m)

1. Vật liệu:

Tre hoặc nứa: Không sử dụng loại quá già hoặc quá non. Không cọc (loại bị gãy ngọn), không kiến (loại bị kiến đục làm tổ). Đặc biệt tre, nứa làm nan thuyền phải thẳng, nây đều.

Tính cho thuyền 9 thước (3,6m):

- Số lượng từ 18 đến 20 cây dài 6-7m trở lên.

- Phân loại:

+ Nan dọc + ngang: 6 -> 8 cây.

+ Cạp + đinh: 3 cây. Loại tre đực ruột đặc.

+ Thang: 2 cây.

+ Gióng: 2 cây. Lựa theo ý muốn.

+ Xạp: 5 cây.

+Khiếu, rỉ: Dùng ở đầu đuôi thừa của các loại trên.

* Nếu là nứa chỉ dùng cho đan dọc và ngang từ 12 đến 14 cây W5cm dài 5,5m trở lên, không kiến, không cộc.

* Vật liệu khác: - Giang 4 ống dài 70cm trở lên (ngày nay dùng dây thép 3ly: 6-7kg).

- Vỏ cây sắn thuyền: 15-20kg (ngày nay dùng nhựa đường: 15-18kg kèm theo vôi bột, mùn cưa, cát: mỗi loại 1,5 – 2 kg).

 

PHƯƠNG TIỆN

- Dao làm nan: 3 chiếc; cưa tre: 1 chiếc; đục: 4 chiếc (đục vuông 1cm, đục vụm 1cm; đục đinh: 5mm; đục bạt 3cm).

- Bương: 2 cây dài 4,5m trở lên.

- Niễng: 2 cái (ớ quê miền Bắc, dùng kê giường, xập)

- Chầy đứng: 2 cái bằng gỗ nhãn.

- Thanh nêm: 2 cái bằng gỗ cây cau già.

- Dùi đục: 2 cái bằng gỗ nghiến.

 

2. Làm nan đan thành mê thuyền:

Số lượng nan đan thuyền 9 thước = 3,6m.

Tổng nan dọc: 70 chiếc. Chia ra:

+ Nan nhất: 40 chiếc (3,6m x 2,2cm hoặc 2,5cm)

+ Nan nhì: 8 chiếc (3,4m x 2,2cm hoặc  2,5cm)

+ Nan ba: 8 chiếc (3,2m x 2,2cm hoặc  2,5cm)

+ Nan tư: 8 chiếc (3,0m x 2,2cm hoặc  2,5cm)

Nan dọc: 145 -150 chiếc dài 1,71-1,8m

* Yêu cầu khi làm nan đều: chiều ngang, độ dầy khi đan không bị dập.

 

QUY TRÌNH ĐAN THÀNH MÊ THUYỀN

Sau khi đã pha tre (hoặc nứa).

- Mặt bằng để đan: 4m x 2,5m

 

  

Lưu ý: Trục AB mục đích để chia đôi nan ngang cho cân và phải làm dấu nan dọc đầu tiên này để khi đan xong phải phơi nắng sau đó dùng mêm dồn nan dọc 2 bên vào giữa (chỉ nên dồn nan dọc chứ không thể nêm được nan ngang). Khâu này quan trọng vì sau này đảm bảo cho nước không dò vào thuyền.

3. Cạp thuyền: Người ta thường gọi xuống lò cạp thuyền

 

 

 

- Xạp: Lái – giữa – mũi thuyền.

* Sau cung đoạn xuống lò – ra lò – vào thang, gióng.

Đinh tre:

- Đinh cho thang: Như thuyền trên gồm 4 thang, mỗi thang 2 đinh = 8 đinh.

(đinh cho thang)

 

- Đinh cho gióng thuyền: Theo thuyền trên gồm 6 đinh cho 2 gióng = 12 đinh..

(đinh cho gióng)

Lưu ý: Cả 2 loại đinh này đều đóng luôn ở giá trong của thuyền.

Đóng đinh cạp giả:

- Để chống va quệt vào cập thuyền khi vận chuyển người ta dùng cạp giả để bảo vệ các mối lạt, giữ thuyền được bền chắc.

- Hai thanh tre chế tác như cạp nhỏ và mỏng hơn – dùng đinh tre đóng vào cạp thuyền. Trước khi đóng người ta dùng đục đinh đục lỗ ở cạp giả trước và đóng xuyên qua cạp xuống mê (thân) thuyền.

4. Sắn thuyền và hạ thủy:

- Lấy vỏ cây sắn thuyền, băm, giã nhỏ cho vào thùng đựng chế lượng nước phù hợp, ngâm dũ lấy nước (nước là chất keo đính, sau khi sắn, giã băm nhỏ nhiều lần, làm đi làm lại như vậy nhiều lần – càng nhỏ càng tốt)

 

CÔNG ĐOẠN SẮN THUYỀN

Dùng gốc cây tre đủ lá (tre non) từ 2 – 4 cái dài 1,7 – 2m. Chẻ nhỏ như tăm ở đầu cho mềm (chẻ sâu từ 1-1,5cm). Trước khi sắn, thuyền đã phải khô.

Kê thuyền nghiêng 25 -> 27o – Vắt gần khô sắn thuyền đã băm, giã nhỏ - cứ thế 2 hoặc vài người dùng chầy sắn thuyền mài đi mài lại phía trong của thuyền cho đến khi các bột sắn đã kín và bám chặt hết vào các kẽ nan (người ta gọi là đầm mặt gương) là được.

Tiếp tục phơi nắng sau khi quét sạch những bột sắn trên mặt còn sót lại bỏ đi.

- Tiếp tục quét ít nhất 4 nước, cứ như thế quét đi quét lại (khi quét nước là chất keo để kết dính) khi thấy nước không nhỏ ra mặt ngoài của thuyền thì hoàn thành.

Lưu ý: Nước quét cuối cùng không nên phơi khô quá mà giữ lại độ ẩm nhất định để mặt gương khỏi cong lên: Sắn và khâu quét nước là khâu quét định thuyền ráo hay không (nước rò hoặc không rò – dân gian còn nói khô như nồi đồng).

 

THẢ THUYỀN  - HẠ THỦY

Các bước:

- Chuyển thuyền xuống nước nhẹ nhàng, tát nước ở phía ngoài để đủ độ ngấm 1 vài lần, sau khoảng 10-15 phút thì té nước phía trong.

- Từ 3 – 5 ngày là thuyền có thể sử dụng.

Ngày nay, người ta thường dùng nhựa đường, vôi bột, cát mùn cưa để sắn thuyền.

5. Các phần phụ:

- Cọc chèo, mái chèo, sào đẩy, mái che mưa nắng (mui thuyền).

---

 

THUYỀN NAN CỦA QUÊ HƯƠNG NINH BÌNH

Người viết: Trần Liên Hoan – 64 tuổi (sinh năm 1949). quê: Cổ Định – Nho Quan – Ninh Bình.

Nội dung kể về thuyền nan tre ca nghệ nhân cp và đan thuyền tre: ông Đặng Văn Khắc, sinh 1964, quê: Cổ Định – Nho Quan – Ninh Bình.

Một chiếc thuyền câu nhỏ vùng Nho Quan, Ninh Bình .

 

Tôi sinh ra và lớn lên từ xóm Cổ Định xã Đức Long – Nho Quan – Ninh Bình. Tôi đã thấy có rất nhiều thuyền nan, nó đã có từ bao giờ thì tôi cũng không biết. Thuyền nan là phương tiện không thể thiếu của mọi người. mọi nhà. Chiêc thuyền nan là một phương tiện đi lại vận chuyển, chở hàng hóa, chở người… trong mùa nước nổi.

Thuyền nan có rất nhiều loại, từ chiếc thuyền câu nhỏ cho đến thuyền to khoảng 12 thước ta.

Cách thức làm thuyền nan (thuyền nan có thể làm bằng tre hoặc nứa)

Dụng cụ gồm: dao năm, cưa tay, đục đinh, đục bạt, đục 2cm, một vồ nhỏ bằng gỗ có cán gần giống như một chiếc búa, dùi nhọn có cán.

Vật liệu:

Trước hết là chọn tre, cách chọn tre phải thẳng xuôn óng không bị kiến không cộc. Sau đó pha ra làm nan, chọn nan không đầu mặt, mỗi nan thuyền bản rộng bằng 2 ngón tay dài ngắn tùy theo kích cỡ của chiêc thuyền, thuyền có nan dọc và ngang. Sau đó đem nan phơi tai tái gần khô rồi mới đan.

Cách thức đan: Nống thuyền nan: Cất tứ cất nhị thù thì đè ba, cứ đan như thế là thành nống thuyền. Khi đan xong mê thuyền, lúc đó mới cạp thuyền.

Lúc cạp thuyền gồm có một đôi chân niễng ngang dọc sau mới đặt mê lên khung. Sau đó người đan thuyền dùng một cây chày bằng tre dài 2m nhảy lên mê thuyền và dùng chày thúc mê thuyền điều chỉnh cho mê lọt vào khung cạp cho lún xuống theo hình thể của chiếc thuyền, khi đó mới cạp thuyền. Khi cạp thuyền đóng thang dóng thuyền, nếu thuyền to thì phải làm dóng đôi bằng 2 cây tre được uốn theo hình cây cung (tức là mỗi bên 2 cây tre). Đóng dóng thì dùng đinh tre dài khoảng 30cm, đóng chìm vào mê thuyền. Khi đóng dóng xong phải đóng thang dóng để xạp thuyền. Xạp thuyền gồm xạp giữa, xạp mũi, xạp lái, dóng thuyền phải đục lỗ để cắm cọc chèo.

Khâu sắn thuyền: Ta dùng vỏ cây sắn thuyền băm nhỏ, xong giã nhỏ rồi đem vào ngâm khoảng 1 tuần, xong đem ra sắn thuyền. Khi sắn ta bôc cả bã lẫn nước ném vào trong thuyền, rồi dùng cây chày bằng tre bánh tẻ, đầu chày được vạt chéo, cứ vậy dùng chày thúc đi thúc lại sao cho bột sắn lọt hết vào khe của mê thuyền. Khi đó là xong và có thể sử dụng được.

Đóng cọc dầm và làm mái dầm, làm quai dầm vật liệu đơn giản thì làm bằng bẹ chuối hoặc sợi dây nilon (lưới).

Dây cạp thuyền thì bằng dây Sơn Đừng hoặc dây Guật lấy ở rừng là loại dây chịu nước rất tốt.

Khâu đan mê thuyền phải dùng nêm tre bằng gỗ để dồn nan ngang sao cho khít với nhau.

Trần Liên Hoan

---

Ý kiến ông Trần Ngọc Thụ: Nống thuyền nan đan như trên là đan nia - mẹt, còn đan thuyền ớ Cổ Định không có tên nào khác ngoài gọi là nống thuyền. Khi dồn nan chỉ dồn được nan dọc, còn nan ngang không thể dồn được.

 

Free Web Hosting