![]() |
|
Tên thuyền Việt Nam theo ngôn ngữ Ý (Italian)
Tiếng La-tinh thuộc họ ngôn ngữ Ấn-Âu ở vùng Latium, nay là thủ đô Italia (Ý). Theo đà phát triển của nhà nước Rôma, tiếng La-tinh truyền rộng khắp các nước bị đế quốc Rôma thống trị ở Trung và Tây Âu và cả ở vùng Tiểu Á, Xyri và Lưỡng Hà, trở thành cơ sở của những ngôn ngữ khác nhau ở các nước: tiếng Rumani, tiếng Mônđavia, tiếng Pháp, tiếng Espanha, tiếng Bồ Đào Nha, v.v… Tiếng La-tinh từng là ngôn ngữ văn hóa của các nước Tây Âu thời trung cổ: nó không những được dùng trong giáo hội Thiên Chúa mà còn dùng cả trong khoa học, triết học và một phần trong văn học của các nước nói trên (Nguyễn Kim Thản. Lịch sử Ngôn ngữ họ tập I. NXB. ĐH THCN Hà Nội 1984.Tr.481).. Theo ông Nguyễn Xuân Nhân, một số người Phương Tây sớm sang Phương Đông có ghé qua nước ta như:. Năm 166 sau Công Nguyên, sứ giả La Mã (Italia), do Marco Aurelio Antonio (imperatore romano 161-180) sai đến, đi qua nước ta trên đường sang Trung Hoa. Năm 266, lại có một thương nhân khác của La Mã tên là TS’in Lauen cũng đi qua Giao Chỉ lên tới Nam Kinh. Đến khoảng năm 980 (Thế kỷ X có giáo sĩ người Chaldée thuộc giáo phái Nestorlanô có qua xứ Bắc rồi lên Trung Hoa. Năm 1288, một người Italia là Marco Polo ở Trung Hoa 17 năm, làm quan cho nhà Nguyên, nhân dịp đi sứ Chiêm Thành (sau thuộc nước ta). Khi trở về, ông viết sách Đông Phương Kiến Văn Lục, nói về cái mỹ lệ phồn vinh của Châu Á, có phần viết về đất nước ta. Tới thế kỷ XVI, Bồ Đào Nha là nước theo đạo Thiên Chúa giàu mạnh ở Âu Châu đã chiếm được nhiều đất đai ở Phương Đông, lập nên một dãy thương điếm từ Âu sang Á (từ Lisbonne thủ đô Bồ đến Nagasaki, phía nam Nhật Bản).
Năm 1555, người Bồ lại
thuê được đất Áo Môn (Macao) của Trung Hoa để làm trung tâm thương mại ở Viễn
Đông. Cho nên, người Phương Tây nối tiếp đến nước ta buôn bán và truyền giáo,
buổi đầu phần lớn là người Bồ từ Macao hay từ Malacca tới. Từ đây, ta mới biết
đến quá trình truyền đạo Thiên Chúa và La-tinh hóa tiếng Việt ở nước ta. (Nguyễn Xuân Nhân, http://hocday.com/t-bnh-nh-trong-tin-trnh-lch-s-ch-quc-ng-ths-nguyn-vn-biu.html?page=6)
Kể từ năm 1615, những
giáo sĩ Thiên Chúa giáo đầu tiên đặt chân đến Việt
Mãi đến gần 10 năm sau
ngày LM.Buzomi đến Việt Alexandre de Rhodes biên soạn từ điển sau khi ông ở Việt Nam 12 năm. Đó là cuốn từ điển Việt – Bồ – La (Tiếng Việt – Bồ Đào Nha – Latin) với tên Latin là Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum, in tại Roma vào năm 1651. lúc đó Alexandre đang ở châu Âu. Từ điển Việt-Bồ-La với 8000 mục từ, trong đó có các mục Thuyền, Tàu, nhưng (thiếu) các mục Bè, Ghe, Xuồng... Các Ông Thanh-Lãng, Hoàng-Xuân-Việt, Đỗ-Quang-Chính đã dịch ra Việt-ngữ, đặt tên sách là Từ Điển An Nam - Lusitan - La Tinh
Tên La-tinh như Tumkino, Tonqueen chỉ Bắc Bộ, Annam chỉ Trung Bộ Việt Nam ngày nay...
Bản đồ thế giới năm 1448 của Andreas Walsperger (Italia)
Thế giới cổ vẽ trên một chiếc đĩa dễ vỡ vào năm 1450 của linh mục Fra Mauro từ Venice.
Hình thuyền Đông Á hoạt động bên Ấn Độ Dương
Dưới đây là một số hình vẽ ghe thuyền Việt Nam trích từ trang www.cherini.eu/ Pagine dedicate alla Marina Militare e Mercantile ed alla marineria etnica e storica (Pages dedicated to the Navy and Merchant Marine and to the ethnic and historical navy).
|
|
This site was last updated 07/04/18