Home
Đ̣ Đạp Miền Tây
Lịch Sử Thuyền Bè
Bộ Phận Thuyền Bè
Từ TàuThuyền Trong TựĐiển
Thuyền Hạ Long
Thuyền Ninh B́nh 1
Thuyền Ninh B́nh 2
Ghe Bầu và hảitŕnh xưa
Bài Vè Thủy Tŕnh
ThuyềnMáy HơiNước
Petrus Kư&VănHoá Thuyền
ThuyềnNan CổĐịnh
ThuyềnViệt Tiếng Italian
Thuyền ThếKỷ17
Thuyền ThếKỷ 18
Thuyền ThếKỷ 19
Ghe Bầu
ĐoànThuyềnVuaTrênSôngHương
Jonques et Sampans

 

 

Phác thảo h́nh ảnh Đ̣ Đạp theo kư ức một số người Miền Tây cao tuổi.

Xin chân thành cảm tạ những tác giả đă viết về con đ̣ đạp Miên Tây như Phương Đ́nh, Hai Trầu, Nguyễn San

Đặc biệt, nhóm sưu tầm ghi ơn các quư vị HQVNCH Nguyễn Văn Liêm, Nguyễn Văn Hoa, Trần Nguơn Phiêu đă nhiệt tâm, cung cấp một số chi tiết qúi giá về kỹ thuật cân thiết của con đ̣ xưa.

 

Đ̣ đạp là một loại đ̣ lớn, rộng răi; chuyên chở được 25 hành khách và hàng hóa. Đ̣ đạp di chuyển đường xa trên sông nước miệt vườn từ những thập niên 1920 ([1]). Loại ghe này chạy qua lại trên các đoạn đường thủy như sau:

- Sa Đéc - Cao Lănh, Chợ Cồn là bến đ̣ chính.

- Chợ Tân Quới đến bến Ninh Kiều, Cần Thơ theo kênh Trà Mơn.

- Phú Kiết ra Tiền Giang, đi Mỹ Tho…

Đ̣ đạp được ưa thích v́ vững-vàng, ít tṛng trành hơn loại ghe đ̣ khác. Nó hao hao giống chiếc chẹc, dài khoảng 17 m, ngang chừng 3,3 m, ([2]), có gắn phía đuôi một hay hai guồng quạt nước chạy nhờ 4 người phu đạp.

Xưởng đóng ghe lắp ráp phía đằng sau con đ̣ một bộ phận như cái sa quạt nước trên đồng ruộng và 2 người đứng 2 bên đạp. Có 4 phu đạp, chia ra 2 người đạp một guồng. Tùy theo “sức đạp” mà con đ̣ đi nhanh hay chậm, vận tốc trung b́nh tương tương những con đ̣ chèo tay.

Các khoang đ̣ từ sau ra trước mũi như sau:

- Khoang phu đạp đẩy đ̣.  

- Khoang giữa có sạp gỗ mặt bằng để chất hàng hóa nặng, gà vịt hay túi giỏ đựng đồ lặt vặt như trái cây…; hai dăy băng dài dọc thành ghe và 4.5 dăy ghế ngồi dàn ngang cho khách giống như trên xe hơi. Cũng có những chiếc ghế thấp con con làm chỗ ngồi phụ thêm khi hành khách quá đông kiểu các ô-tô đường bộ thời đó.

- Phía mũi đ̣, có mảnh ván làm thang gác lên bờ sông gồ ghề, khi cần đón khách già nua, phụ nữ...

             Chủ đ̣, ngồi sát vách gần mũi ghe, chỉ huy chung và thu tiền vé. Từ trước mũi và sau lái đ̣, hai thanh niên khác luôn túc trực với hai cây sào tre rắn chắc chống chỏi hỗ trợ, cho đ̣ cập bến mỗi khi có hành khách gọi đ̣ dọc lộ tŕnh. Sau lái đ̣, cạnh guồng nước là một bánh lái to có tay cầm do một người điều khiển cho con đ̣ qua lại hay cập bến. Như vậy, đoàn thủy thủ chạy con đ̣ đạp khá đông, khi cần thiết phải tới 8 người. Có lẽ chủ đ̣ không kiếm dược nhiều tiền v́ rất tốn nhân lực. Đ̣ cần tay lái giỏi để cho việc hoạt động đưa đón hành khách lên xuống, cặp bờ rời bến được dễ dàng. Trong những t́nh trạng gió nước khác nhau trong ngày, người điều khiển lèo lái chuyên nghiệp sẽ không làm hư hại, tốn kém tiền bạc cho ông chủ bảo tŕ con đ̣ …            

Sau chừng 25 năm hoạt động tại vùng châu thổ sông Cửu Long, đ̣ đạp biến mất khoảng năm 1945. Khi kỹ thuật chạy ghe thuyền máy với nhiều tiến bộ hơn thay thế sức người. Đ̣ đạp cho nhiều h́nh ảnh đẹp, hoạt động sông nước xưa cũ này đă biến mất, không bao giờ c̣n trở lại.

Bài viết này chắc chắn c̣n sai sót, xin quư vị độc giả vui ḷng sửa chữa để chúng tôi tu chỉnh. Chân thành cảm tạ trước (điện thư vuhuusan@yahoo.com).


([1])Trong một bài viết (trích đoạn phía dưới), BS Trần Ngươn Phiêu (Amarillo, Texas, Tết Ất Dậu, 2005) cho rầng cụ Nguyễn Sinh Huy (1862–1929)  hay đi đ̣ đạp vùng Cao Lănh. Ông thường lên, xuống đ̣ ở bến Chợ Cồn.

([2]) So sánh với Quân vận Trung hạng LCM-6 dài 17.11m, rộng 4.27 m, trọng tải 62 tấn; ta có thể tin là đ̣ đạp không thể nào dưới 25 tấn.                                 

 

 

 

 

 

 

Một vài h́nh ảnh t́m thấy trên Internet

 

  Đ̣ Phúc Châu 4 guồng (Chinese paddle boat at the beginning of the twentieth century),

Worcester made detailed engineering drawings of the ship mills still in action around the Chinese city of Fouchow. These carried four waterwheels on two axles - see the plan on the left.

 

SÔNG RẠCH MIỀN TÂY VÀ VÀI LOẠI GHE XUỒNG THÔNG DỤNG

Hai Trầu

            http://thatsonchaudoc.com/banviet2/HaiTrau/HoiKy/SongRachMienT%C3%A2yGheXuongThongDung.htm

...Thêm một loại phương tiện chuyên chở trên các vùng sông nước này nữa là trẹt. Trẹt là loại phương tiện di chuyển trong các kinh rạch cạn, ít có sóng gió, rộng bề ngang và bề dài không dài lắm, đáy cạn, bề ngang mũi và lái bằng nhau, Những năm 1960 ở thôn quê bắt đầu có người mua máy cày, máy xới th́ loại ghe trẹt này được dùng chở các máy cày, máy xới này; rồi sau này có máy suốt lúa dân quê cũng dùng trẹt để chở máy suốt lúa rất tiện. Ngoài ra, các bến đ̣ ngang như bến đ̣ Chợ Củ (Lấp Ṿ) hồi đời trước lúc chưa bắc cầu ngang, chủ thầu bến đ̣ cũng dùng trẹt để đưa khách sang sông mỗi ngày. Thường phải hai người chèo chiếc trẹt qua sông mới nổi v́ trẹt nặng và nhứt là gặp mùa nước đổ th́ một người không cách ǵ chèo chiếc trẹt từ bờ bên này qua bờ bên kia được.

Chiếc trẹt đậu dưới dạ cầu bắc ngang kinh Vĩnh An Hà, Tân Châu (Châu Đốc). (h́nh Thái Lư)

Đ̣ xưa

27/07/2017      http://tuanbaovannghetphcm.vn/do-xua/

Tôi nhớ lại cả một thời xưa, sau những ngày về nghỉ ở quê lúc trở ra tỉnh học, tôi thường được ba tôi cho đi đ̣ đạp. Không như chiếc đ̣ dọc ồn ào ngày đêm cần cù chạy suốt những quăng đường dài xa lăng lắc. Cũng chẳng giống chiếc đ̣ ngang có khi trong cảnh gió mưa mù mịt vẫn gan góc lao ḿnh qua những con sông rộng mênh mông chập chùng sóng băo. Đ̣ dọc, đ̣ ngang di chuyển bằng máy hoặc bằng chèo người ta thường thấy. Riêng chiếc đ̣ đạp, mang ư nghĩa theo phương cách vận hành, dựa vào sức người và kỹ thuật thô sơ, chỉ thế hệ những người cao tuổi, sống cách đây trên sáu, bảy thập niên mới biết.

Thân chiếc đ̣ đạp không giống chiếc ghe chài nặng nề hay ghe lường dễ lúc lắc hoặc ghe bầu ục ịch; nó hao hao chiếc chẹc (*), dài khoảng dưới 20 m, ngang chừng 3 m, chiếc đ̣ đạp có mui thường dùng để di chuyển đường xa trên sông nước miệt vườn. Mui đ̣ bằng gỗ và thiếc, phẳng phiu phủ trùm gần hết thân để chất hàng hóa nhẹ hoặc cho khách ngồi thêm trường hợp các băng ghế trong đ̣ hết chỗ. Trong đ̣, cặp sát thành mui gỗ hai bên từ mũi tới lái là hai dăy băng liền đủ cao dành cho hành khách ngồi để chân thoải mái lúc đ̣ đi suốt quăng đường dài. Khoảng giữa hai dăy băng đó là những dăy ghế ngồi cho khách dàn ngang giống như trên xe hơi choán gần hết khoảng không gian rộng bên trong mui đ̣. Trên sạp gỗ mặt bằng c̣n trống phía sau, dành để chất hàng hóa nặng, gà vịt hay túi giỏ đựng đồ lặt vặt như trái cây…; có những chiếc ghế thấp con con làm chỗ ngồi súp khi hành khách quá đông như trên các ô-tô đường bộ.

Đ̣ đạp di chuyển nhờ một bộ phận thiết kế thô sơ gồm một trục trái khế to, chắc chắn mang 4 cánh quạt thiếc rộng quay liên tục đùa nước lại phía sau, đẩy con đ̣ đi tới trước. Trục quay này đặt tại một khoảng trống khoét thủng nơi đáy đ̣, nằm ở vị trí cách khoảng 1/3 thân đ̣ tính từ lái. Bốn lực điền khỏe mạnh đứng mỗi bên đầu trục 2 người, tay họ vịn vào các thanh sắt gắn chặt ở nóc đ̣. Họ dùng sức mạnh của cả thân người và đôi chân khỏe đạp liên tục và cộng hưởng nhau vào các trục phụ nhô ra từ trục trái khế, nên gọi là đ̣ đạp. Chủ đ̣, ngồi trong mui sát vách trái gần mũi đ̣, chỉ huy chung và thu tiền vé. Từ trước mũi và sau lái đ̣, hai thanh niên khác luôn túc trực với hai cây sào tre rắn chắc chống chỏi hỗ trợ, cho đ̣ cập bến mỗi khi có hành khách gọi đ̣. Mũi sau lái đ̣ là một bánh lái to có tay cầm do một người điều khiển cho đ̣ qua lại hay cập bến.

Nhà tôi gần ngã ba rạch Cái Tắc – kênh Mười Thới, cách chừng 3 cây số tới chợ xă Tân Quới, nơi có chiếc đ̣ đạp Hữu Nghĩa của chú Chệt Sum, một người Hoa sinh sống lâu năm tại địa phương. Đ̣ đạp Hữu Nghĩa đă hoạt động đều đặn gần 10 năm tính tới thời điểm lúc bấy giờ, với mục đích đưa khách, chở hàng mỗi ngày từ chợ Tân Quới đến thành phố Cần Thơ. Tại bến đ̣ chợ xă quê tôi lúc bấy giờ không thấy đ̣ đưa khách chạy bằng máy mà chỉ có toàn loại đ̣ chèo và duy nhất một chiếc đ̣ đạp của Chệt Sum mà thôi.

Thế là giă từ những ngày hè tự do vui hưởng nhiều thú quê hồn nhiên trong sáng, tôi sắp sửa về thành phố tiếp nối việc sách đèn. Trở lại Tây Đô lần này, tôi được ba tôi cho đi đ̣ đạp.

Sáng hôm ấy, một sáng hắt hiu gió sớm còn lành lạnh sương đêm, tôi được ba tôi đánh thức dậy. Lót ḷng xong chén cơm nguội hấp lại do má tôi làm, ba tôi giục giă thằng con cưng chuẩn bị sách vở, hành trang cùng người xuống xuồng để má tôi nhân đi bán rau cải đưa ra chợ cho kịp chuyến đ̣ khuya.

Bầu trời đêm rạng dần với vầng sao mai vừa ló dạng ở phương đoài in bóng những tán sao cổ thụ cao vút tại góc doi đ́nh làng nơi ngã ba sông…

Trên bờ, cảnh chợ quê bắt đầu nhộn nhịp với những tiệm tạp hóa vừa mở cửa, đèn sáng lập ḷe. Mấy chủ sạp hàng tươi sống ngoài trời bán trái cây, gà vịt đốt đèn băo hoặc đèn bánh ú dầu lửa loay hoay bán hàng cho vài người khách đi chợ sớm.

Dưới sông, từng đoàn ghe xuồng đầy ắp trái cây, rau cải, gà vịt từ các ngả sông quê lũ lượt đổ ra chợ, lần lượt cập bến. Tiếng nói x́ xào của người đi chợ quyện lẫn tiếng mái chèo khua lạch cạch, tiếng mái dầm chặt nước lách chách, tạo nên những âm thanh vui tai quen thuộc của bến nước chợ khuya.

Không đợi khách ngồi đầy băng ghế, Chệt Sum nhoài người ra trước mũi đ̣ lên tiếng:

- Khởi hành được rồi các chú em!

Tiếng nói hồ hởi dơng dạc của chủ đ̣ như mệnh lệnh thủ trưởng, anh thanh niên vóc dáng to lớn đứng đằng mũi răm rắp thi hành. Anh nhanh nhẹn tháo sợi dây ḷi tói buộc ở cột gỗ cạnh bến đ̣ gần bờ, cuốn gọn gàng lên mũi đ̣, tiếng xích sắt nghe rổn rảng trong đêm khuya. Rồi anh vội vàng giữ lấy thế như một vơ sĩ đứng tấn, với tay rút chiếc sào tre từ trên mui đ̣. Đợi người nữ hành khách cuối cùng trọng tuổi, tay dẫn một em bé tay xách giỏ hàng hấp tấp chân vừa bước hẳn xuống đ̣ với đứa nhỏ, anh ta cầm sào, gồng lấy sức chỏi mũi đ̣ rời bến. Chiếc đ̣ bớt loi choi, trở nên đằm thắm do một phần trọng lượng hàng hóa và hành khách đă có trên đ̣.

Chiếc đ̣ đạp lầm ĺ rời bến, từ từ chuyển hướng ra gần giữa sông theo lực của những cặp chân gân guốc, cuồn cuộn bắp thịt của mấy anh lực điền. Tiếng cánh quạt chặt nước lõm bõm quyện lẫn tiếng nước rỏ róc rách từ cánh quạt, tiếng nói chuyện lào xào của khách đi đò xen lẫn tiếng gà vịt kêu quang quác, tạo thành một âm thanh đặc biệt. Dưới trời khuya xám xịt, sông Trà Mơn rộng mênh mông càng thêm trầm mặc, lấp lánh ánh sao trên mặt nước lăn tăn gợn sóng, cắt một vạch dài ẻo lả giữa hai bờ sông san sát bóng dừa, bóng xoài hiền lành đứng lặng trong đêm. Bỗng có tiếng gọi đ̣ í ới văng vẳng từ trên bờ, Chệt Sum chăm chú lắng nghe, rảo mắt nh́n:

- Bên phải có người đi đó các chú! – Chệt Sum lên tiếng.

Trên một đoạn bờ sông lố nhố ngọn cây ch́m trong biển đêm, ánh đuốc lá dừa khô lập ḷe huyền ảo như bóng ma trơi, soi rơ bóng mấy chị hành khách thường ra vào thành phố vốn là bạn hàng quen của Chệt Sum. Sau đuôi đ̣, anh lái giật ḿnh từ cơn ngủ gà ngủ gật, vội lấy hết sức bẻ lái lách ḿnh tránh đống chà loi ngoi cành khô trên mặt sông gần bờ, điều khiển cho đ̣ đi về hướng bờ sông nơi có tiếng gọi của khách. Các lực điền bên trong mui đ̣ có dịp lơi chân đạp, với sự hỗ trợ của hai thanh niên trách nhiệm cầm sào ở trước mũi và sau lái, chiếc đ̣ nặng nề, ngoan ngoăn cập bờ đón khách…

Chiếc đ̣ lại h́ hục tiếp nối cuộc hành tŕnh trên quăng đường xa, thỉnh thoảng ghé lại bờ đón khách từ hai bên sông. Đến vàm sông Trà Mơn mở rộng như miệng con sấu há to, b́nh minh rạng hồng phía bầu trời bên trái sông Hậu, chiếc đ̣ chạy cặp bờ sông đến chợ Mới gần bến phà mới bắt đầu vượt sông. Đ̣ đến bến Ninh Kiều – Cần Thơ thường vào lúc trời đă sáng tỏ, thành phố bắt đầu thức dậy với buổi sinh hoạt chợ sáng nhộn nhịp ồn ào như thường ngày. Khoảng 1 giờ chiều, đ̣ Hữu Nghĩa chuẩn bị trở về chợ Tân Quới.

Ngày nay, đã có những phương tiện giao thông nhanh chóng hơn nhiều, nhưng làm sao tôi có thể quên được lần đi lại bằng phương tiện thô sơ ngập tràn kỷ niệm thơ mộng êm đềm trên chuyến đ̣ đạp năm xưa gắn liền với h́nh ảnh thân yêu của ba mẹ suốt cả cuộc đời hy sinh tận tụy v́ tôi!

6.2017 Phương Đ́nh
(Hội Nhà văn TP. Cần Thơ)
Tuần Báo Văn Nghệ TP.HCM số 459

—————————
(*) Chẹc: Một loại ghe giống như chiếc phà, không mui, ḷng phẳng, rộng dùng để đưa ô tô, xe máy, vật nặng lẫn hành khách qua sông.

 

Đ̣ đạp, một kiểu ghe đă mất

Chiếc đ̣ đạp đă hoàn-toàn biến mất trên các vùng sông nước Miền Nam Việt-Nam.

Ngày nay, ít ai tưởng tượng được h́nh ảnh cụ thể của chiếc đ̣ chạy bằng guồng quay nước này. Kiểu ghe mang tên đ̣ đạp, trong thời-gian ngắn đă được một số người yêu thích v́ nó vững-vàng, ít cḥng chành hơn loại ghe đ̣ khác.  

Trước năm 1954, ở Nam Bộ các phương tiện máy móc c̣n ít, ghe xuồng đi lại chủ yếu là bơi, chèo. Ở các thị trấn, thị tứ đông dân cư th́ có đ̣ đạp, đ̣ dọc đưa rước khách đi lại. Đ̣ đạp, đ̣ dọc th́ đi theo chiều dài, khách có thể thuê bao trọn chuyến.

            Gọi là “đ̣ đạp” v́ chiếc ghe thông thường di động trêm mặt nước do bơi, hoặc chèo bằng tay, nay được thay bằng động tác chân Những người phu đạp trên những tấm ván ghép trên một cái ṿng tṛn như chiếc guồng quay nước. Một chiếc đ̣ có 4 người đạp. Đ̣ đạp có tốc độ tương đương với đ̣ chèo bằng tay, nhưng hành khách thích đi  loại đ̣ này hơn v́ nó ít cḥng chành. Chiếc đ̣ thường được thiết kế thành 2 tầng. Tầng dưới được che kín, chủ yếu để chở hàng hóa. Tầng trên thông thoáng, dùng để thường ngoạn cảnh sông nước. Đ̣ đạp thường chở khách ở cự ly gần, khoảng 10-20km, nước ít chảy, không có sóng to. Nghệ sĩ  cải lương Tư Trang (tức Trần Hữu Trang) từng có thời gian làm phu đ̣ chở khách từ Hương Điểm đi tỉnh lỵ Bến Tre

(http://www.phatgiaobaclieu.com/#_edn16)

 

Nấm mộ ông Thầy Quảng

Ông Nguyễn Sanh Sắc thường đến Cao Lănh để xem mạch, hốt thuốc cho các gia đ́nh nghèo ở đó. Các gia đ́nh khá giả khác thường chọn các Thầy có gia sản ở địa phương và ít khi mời ông Thầy Quảng. Vào thời đó và cả cho đến cuối thập niên 1940, sự giao dịch giữa Sa Đéc, Cao Lănh thường được thực hiện bằng loại đ̣ đạp. Đây là một loại đ̣ khá lớn, chuyên chở được trên hai mươi hành khách và hàng hóa. Đ̣ di chuyển do sức đẩy của một bánh xe nước. Bạn đạp đ̣ ít nhất cũng phải đến bốn người. Chợ Cồn là bến đ̣ quan trọng.

Ông Nguyễn Sanh Huy thường lên, xuống đ̣ ở bến này và thường nhân dịp, ghé đàm đạo, đánh cờ với ông ngoại của ông Lang. Thêm nữa, mỗi khi đi Cao Lănh, ông Thầy Quảng thường chỉ ở một vài ngày và khi về thường đem các loại dược thảo ông t́m hái được ở Cao Lănh, giao lại nhờ ông ngoại của ông Lang phơi sấy để làm thuốc cho thân chủ nghèo. Một hôm, ông ngoại của ông Lang nhận được thơ do chủ đ̣ đạp đem về từ Cao Lănh. Ngươi đem thơ đă lơ đăng quên đưa thơ khi cập bến Chợ Cồn nên đă đưa trễ khi về đến bến chót ở chợ Sa Đéc. Trong thơ, người cho ông Nguyễn Sanh Huy tá túc mỗi khi ông đến Cao Lănh, báo cho ông Ngọ biết tin ông Huy đang bị bịnh nặng. V́ không biết dùng xe đạp, ông ngoại của ông Lang đă đi bộ đến Cao Lănh để thăm bạn. Vào chiều tối, lúc ông đến nơi th́ ông Thầy Quảng đă chết rồi, thân ḿnh c̣n ấm!

BS Trần Ngươn Phiêu Amarillo, Texas, Tết Ất Dậu, 2005.

 

Trăm năm sẽ nhớ bến sông này

Thuở xưa, khi cha ông ta đi mở đất phương Nam; vùng miền Tây, bên kia sông Hậu c̣n nê địa śnh lầy. Trấn Di - tức vùng Cần Thơ bây giờ - chưa phát triển, c̣n thuộc tỉnh Vĩnh Long (một trong Nam kỳ lục tỉnh). Từ miệt trên xuống, muốn qua bên đó, người ta đi ghe bầu, ghe chài hoặc từ những bến đ̣ ngang vắng vẻ ở Trà Ôn, Cái Vồn, Tân Quới vượt sông bằng những chuyến đ̣ đạp, đ̣ chèo của người dân ngụ cư ở địa phương. Khi Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây, để khai thác tài nguyên thuộc địa, cùng lúc với việc khơi ḍng, đào kênh, họ mở rộng hệ thống giao thông toàn Nam kỳ lục tỉnh; trong đó con lộ huyết mạch nối từ Sài G̣n về miền Tây được khởi công xây dựng.

Cầu Cần Thơ khánh thành nối liền đôi bờ sông Hậu, rút ngắn khoảng cách miền Tây Nam bộ với cả nước. Vai tṛ lịch sử của bến phà Hậu Giang sẽ không c̣n... Song, nhiều người không khỏi chạnh ḷng khi một h́nh ảnh đẹp, hoạt động cũ sắp mất đi.

Nguyễn San. Trăm năm sẽ nhớ bến sông này. Báo Cần Thơ. Thứ bảy, 23/01/2010 21 giờ 16 GMT+7

 

Trích Chuyện buồn ở di tích nhà thờ cố soạn giả Trần Hữu Trang - Trích Báo tintucmientay

http://tintucmientay.com.vn/chuyen-buon-o-di-tich-nha-tho-co-soan-gia-tran-huu-trang-a109251.html

Ông Trần Hữu Trang sinh năm 1906 tại làng Phú Kiết, tổng Thạnh Quơn, huyện Chợ Gạo, tỉnh Định Tường (nay là ấp Phú Khương B, xă Phú Kiết, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang). Ông nội của ông thuộc tầng lớp trung lưu nhưng đến đời cha của ông th́ gia đ́nh rơi vào cảnh nghèo túng. Ông phải làm đủ các thứ nghề để giúp gia đ́nh như đào đất, hốt mương, chèo ghe, vác lúa, bửa củi, lợp nhà… toàn là những công việc nặng nhọc.

            Có lúc ông làm nghề “đ̣ đạp”, tên nghề nghe lạ hoắc. Đó là chiếc ghe chuyên chở hành khách, hàng hóa đi từ Phú Kiết ra Mỹ Tho và ngược lại. Ngày xưa không có máy, người ta cũng không chèo mà… đạp, người dân gọi dạng ghe này là “đ̣ đạp”. 

Những người chế ra loại ghe này đă nghĩ cách lắp ráp đằng sau ghe một bộ phận như cái sa quạt nước trên đồng ruộng và 2 người đứng 2 bên đạp, tùy theo “sức đạp” mà con đ̣ đi nhanh hay chậm. Có hôm gặp nước ngược, người đạp bở hơi tai nhưng con đ̣ th́ vẫn ́ ạch nặng nề, trườn lên không nổi. 

Phụ Chú: Soạn giả Trần Hữu Trang nổi tiếng với hàng loạt sáng tác như Tô Ánh Nguyệt (1934), Lan và Điệp (1936), nhất là Đời cô Lựu (1937).

 

Vài ḍng sử liệu về tàu chạy bằng guồng nước.

 

Sau khi chế tạo thành công một số tàu hơi nước nói trên, vua Minh Mệnh cử phái bộ ra nước ngoài mua thêm tàu hơi nước kiểu lớn. Năm 1840 (Minh Mệnh thứ 21) vua sai ṭa Vũ Khố đóng tàu theo kiểu mới mua về. Chưởng vệ Đoàn Kim, chánh phó giám đốc Lê Văn Quư, Lê Văn Xuyến “chiếu theo cách thức – tàu chạy hơi nước hạng to mới mua về, châm chước mà làm” (Đại Nam thực lục). Sách trên cũng ghi rơ: “Thân tàu dài 5 trượng 4 thước, ngang 9 thước; sâu 4 thước 3 tấc, 6 phân. Nồi chứa nước dài 6 thước 5 tấc; ngang 5 thước; cao 4 thước 1 tấc; trục 2 bánh xe guồng 2 bên làm dài thêm 2 thước; tay guồng 12 cái vẫn làm bằng sắt, duy ván tay lái Iàm bằng gỗ lim dài 3 thước 3 tấc, mặt 9 tấc. Hai đầu trục bánh xe guồng làm thêm cái đỡ trục bằng đồng. C̣n ống c̣i cùng ống khói, cột đồng trung tâm, guồng và cái nấp nồi chứa nước hoặc bằng sắt hoặc bằng đồng tùy tiện mà làm. Ván thân tàu hoặc gỗ tử, gỗ đổ cũng được, ván chỉ dày 8 phân…”
 

     

Home | Đ̣ Đạp Miền Tây | Lịch Sử Thuyền Bè | Bộ Phận Thuyền Bè | Từ TàuThuyền Trong TựĐiển | Thuyền Hạ Long | Thuyền Ninh B́nh 1 | Thuyền Ninh B́nh 2 | Ghe Bầu và hảitŕnh xưa | Bài Vè Thủy Tŕnh | ThuyềnMáy HơiNước | Petrus Kư&VănHoá Thuyền | ThuyềnNan CổĐịnh | ThuyềnViệt Tiếng Italian | Thuyền ThếKỷ17 | Thuyền ThếKỷ 18 | Thuyền ThếKỷ 19 | Ghe Bầu | ĐoànThuyềnVuaTrênSôngHương | Jonques et Sampans

This site was last updated 09/17/18

Free Web Hosting